Quyền riêng tư của người dùng là vấn đề quan trọng nhất đối với Google và bất kỳ ai kinh doanh trực tuyến. HTTPS là một giao thức bảo mật giúp bảo vệ thông tin của khách hàng bằng cách mã hóa dữ liệu được truyền giữa trình duyệt web và máy chủ web. Google Ads đề xuất (và yêu cầu, trong một số trường hợp) sử dụng giao thức HTTPS cho tất cả URL thay vì dùng HTTP để bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin tài chính của khách hàng.
Vì sao bạn nên sử dụng HTTPS?
Tin cậy và an toàn
Quyền riêng tư của khách hàng là mối quan tâm chính đối với doanh nghiệp của bạn và Google Ads. Chính vì vậy, Chrome sẽ đánh dấu tất cả các trang HTTP là “không an toàn” kể từ tháng 7 năm 2018.
Hiệu quả hoạt động cao hơn
HTTPS cho phép bạn sử dụng các công nghệ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Những giao thức web mới giúp tăng cường hiệu quả hoạt động như HTTP/2 yêu cầu sử dụng HTTPS. Đó là một trong những lý do khiến 81/100 trang web hàng đầu trên web sử dụng HTTPS theo mặc định. Ngoài ra, tính năng theo dõi song song nâng cao tốc độ của Google Ads yêu cầu tất cả URL đo lường lượt nhấp (những URL nằm trong trường “URL theo dõi”) sử dụng HTTPS. Kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2018, tính năng theo dõi song song sẽ trở thành phương thức duy nhất để đo lường lượt nhấp. Do đó, tất cả URL theo dõi sẽ cần phải sử dụng HTTPS.
Tiêu chuẩn web
Vì lợi ích về bảo mật và hiệu suất khi sử dụng, HTTPS đã trở thành giao thức chuẩn được sử dụng trên web.
Cách kiểm tra xem trang web của bạn có hỗ trợ HTTPS không
Mở trang web của bạn trong trình duyệt Chrome và xem tình huống nào sau đây áp dụng cho bạn:
- Nếu bạn thấy biểu tượng khóa màu xanh lục ở bên trái của URL, tức là trang web của bạn có hỗ trợ HTTPS.
- Nếu khóa không xuất hiện, hãy thử nhập lại URL trang web của bạn với “https: //” thay vì “http: //”.
- Nếu trang không tải thì tức là trang web của bạn không hỗ trợ HTTPS.
Nếu trang web của bạn không hỗ trợ HTTPS
Hãy trao đổi với nhà phát triển web hoặc quản trị viên nền tảng CMS của bạn. Nếu quản lý trang web của riêng mình, thì bạn có thể tìm hiểu thêm tại các trang web sau:
- Bật HTTPS trên máy chủ của bạn
- Bảo mật trang web của bạn bằng HTTPS
Tiếp theo, hãy làm theo các bước trong phần “Nếu trang web của bạn hỗ trợ HTTPS” nêu trên để thay đổi URL cuối cùng và URL cuối cùng trên thiết bị di động trong Google Ads.
Lưu ý:
- Khi bật HTTPS trên trang web của mình, tốt nhất là bạn nên chuyển hướng các phiên bản HTTP sang HTTPS để đảm bảo các đường liên kết cũ tiếp tục hoạt động và có thể chuyển hướng khách truy cập vào trang web của bạn đến nội dung an toàn.
- Bạn nên thay đổi rõ ràng URL cuối cùng và URL cuối cùng trên thiết bị di động từ HTTP sang HTTPS trong Google Ads. Chỉ mình tính năng chuyển hướng không thể cung cấp toàn bộ khả năng bảo mật của giao thức HTTPS. Yêu cầu của người dùng không được mã hóa. Ngoài ra, việc chuyển hướng khiến thời gian tải trang lâu hơn, làm ảnh hưởng đến trải nghiệm trang đích và có thể tác động đến tỷ lệ chuyển đổi cũng như lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) của bạn.
Google Ads tự động chuyển hướng sang HTTPS
Tốt nhất là bạn nên thay thế các URL loại HTTP bằng các URL loại HTTPS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bạn có URL loại HTTP trong Google Ads và hệ thống của Google nhận thấy trang web của bạn có hỗ trợ HTTPS, thì Google Ads sẽ tự động chuyển tiếp các lượt nhấp của bạn trực tiếp sang phiên bản HTTPS của URL.
Kể từ tuần bắt đầu vào ngày 11 tháng 6 năm 2018, Google Ads sẽ chuyển tiếp một số hoặc tất cả lượt nhấp HTTP của bạn sang HTTPS trong các trường hợp sau:
- Nếu trang web của bạn đã triển khai chế độ Bảo mật truyền tải nghiêm ngặt HTTPS (HSTS), thì Google sẽ chuyển tiếp tất cả lượt nhấp sang HTTPS.
- Nếu một URL được chuyển tiếp sang một URL loại HTTPS tương ứng thông qua tính năng chuyển hướng 301, thì tất cả lượt nhấp vào URL đó sẽ được chuyển tiếp sang HTTPS.